Có nhiều gia đình cho rằng phải đợi đến khi con lớn lên mới cho
bé biết đến tiền và giá trị của tiền nhưng nhiều nhà tâm lý cho rằng nên
cho con làm quen với tiền từ sớm, tốt nhất là khi trẻ 3 tuổi.
Ngay từ khi 3 tuổi, trẻ không nhất thiết
phải biết được giá trị của tiền cũng như mục đích tiêu tiền nhưng cha mẹ
nên cho con biết và làm quen ban đầu với tiền.
Việc cho con làm quen sớm với tiền giúp
bé ý thức được giá trị của đồng tiền và hình thành ý thức về kinh tế.
Cần giáo dục cho con hiểu, đồng tiền kiếm được là dựa trên sức lao động,
để con biết quý trọng đồng tiền, biết tiết kiệm và không tiêu xài lãng
phí.
Các độ tuổi khác nhau sẽ có những cách
làm quen và tiếp cận với đồng tiền khác nhau, và bố mẹ hãy áp dụng để
cho con hiểu được giá trị của đồng tiền trong cuộc sống.
Việc cho con làm quen sớm với tiền giúp bé ý thức được giá trị của đồng tiền.
3 tuổi: nhận biết các loại tiền.
4 tuổi: Cho con được quyền sử dụng tiền để mua một số vật dụng nhỏ, cần thiết như bút, thước, vở… tất nhiên là có cha mẹ đi kèm.
5 tuổi: Khi đã biết tiền
có thể mua được những vật dụng cần thiết, bạn cũng cần dạy cho con hiểu
được nỗi vất vả khi kiếm tiền và phải lao động mới có thể kiếm được
tiền.
6 tuổi: Bước vào lớp 1,
con đã biết cách đếm số và đếm được giá trị tiền. Cha mẹ hãy dạy con
cách tiết kiệm số tiền nhỏ có được để tích lũy thành một số tiền lớn.
7 tuổi: Đặt ra một mục
tiêu cho con để tiết kiệm tiền mua, ví dụ, bạn giúp con tiết kiệm để đầu
năm học mua cặp sách mới, để con tự tay đập lợn và dẫn con đi mua để bé
thấy trân trọng những gì mình đã dành giụm.
8 tuổi: Đưa ra cho bé một số “công việc” có thể kiếm ra tiền để con làm, ví dụ, nhổ tóc cho ông, bà, trông em giúp mẹ…
9 tuổi: Khi đã có thể tự kiếm tiền từ những công việc nhỏ nhặt, hãy dạy con cách mặc cả, cách tiêu tiền khi đã có tiền trong tay.
Nhiều tiền quá, mẹ ơi!
10 tuổi: Tiết kiệm tiền tiêu vặt để mua những vật dụng cần thiết.
Từ 11 tuổi trở lên: Giáo dục con cách tiết kiệm tiền, đánh giá sản phẩm cần mua và quản lý tiền bạc thích hợp.
Thói quen biết rõ giá trị và quý trọng
tiền bạc, biết tiết kiệm và chi tiêu có kế hoạch sẽ giúp hình thành và
tác động trực tiếp đến nhân cách của trẻ thông qua cách chúng ứng xử với
tiền bạc. Tự chủ về tiền bạc sẽ giúp trẻ tự chủ trong tư duy, khi
trưởng thành tư duy về kinh tế của trẻ sẽ được định hướng tốt hơn và làm
kinh tế tốt hơn.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét